NẤM LINH CHI GIÚP GIẢI ĐỘC GAN

Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum – Leyss. ex Fr.) Karst) là một vị thuốc quý được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Linh chi có nhiều tác dụng ưu việt lại không có độc tính, thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, Vì vậy, không chỉ ở Phương Đông mà cà ở Phương Tây, Linh chi ngày càng được nghiên cứu chuyên sâu và sử dụng rộng rãi. Theo Y học cổ truyền, Linh chi có vị ngọt, tính bình, không độc, quy kinh Can, Phế, Tâm. Linh chi có tác dụng dưỡng tâm an thần, thanh can tiêu độc, chỉ khái bình suyễn, bổ khí dưỡng huyết, chủ trị các chứng tâm thần bất an, hay lo lắng, mất ngủ, ăn không ngon, suy giảm chức năng gan thận, viêm gan mãn tính, tăng lipid huyết, đái tháo đường… Y học hiện đại đã chứng minh, Linh chi có tác dụng ổn định huyết áp, hạ lipid huyết, an thần, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, chống xơ vữa mạch máu,  kháng ung thư, giảm nguy cơ loét dạ dày, bào vệ tế bào gan và tăng cường chức năng gan, tăng sức đề kháng và hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư đang xạ trị, hóa trị…

Có rất nhiều cách để sử dụng Linh chi với mục đích bổ dưỡng, chữa bệnh, làm đẹp… như sắc nước uống, tán bột, nấu cao, chế biến thành các dạng bào chế hiện đại như trà hòa tan, viên nang… Tuy nhiên, để tiện dụng hằng ngày và chế biến một cách đơn giản cũng như đảm bảo và làm tăng hiệu quả của Linh chi. Linh chi có thể được chế biến ở dạng trà thuốc phối hợp với các dược liệu khác.

Để tăng tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh tăng huyết áp, mất ngủ… do ảnh hưởng của gan gây ra. Linh chi có thể được phối hợp với các dược liệu Cúc hoa vàng, Hoa hòe, Đại táo và La hán quả.

 

Cúc hoa vàng

Cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và phơi hay sấy khô của cây Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicumL.), họ Cúc (Asteraceae).

Theo Y học cổ truyền, Cúc hoa vàng có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Quy kinh Phế, Can, Thận.

Cúc hoa vàng có tác dụng giải cảm sốt, giải độc cơ thể, trị mụn nhọt,  trị mờ mắt do nhiệt ở gan, trị tăng huyết áp. Dùng để điều trị sốt nóng, giải độc cơ thể, tăng huyết áp.

Hoa hòe

Nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hoè (Styphnolobium japonicum(L.) Schott, họ Đậu (Fabaceae).

Theo Y học cổ truyền, Hoa hòe có vị đắng, tính mát. Quy kinh Can, Đại trường.

Hoa hòe có tác dụng thanh giải nhiệt độc, cầm máu, mát máu. Trong Đông y dùng điều trị các chứng xuất huyết, đau đầu, chóng mặt do tăng huyết áp, tiểu tiện ra máu, trĩ.

Y học hiện đại đã chứng minh, trong Hoa hòe có chứa rutin, có tác dụng làm bền thành mạch, giảm tính thấm thành mạch, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, làm hạ huyết áp, giảm hấp thu lipid. Dùng điều trị giãn tĩnh mạch, trĩ, tăng huyết áp, ngăn ngừa tác động của các chất phóng xạ.

Đại táo

Đại táo còn gọi là Táo tàu, Táo đen, Táo đỏ là quả chín phơi hay sấy khô của cây Táo tàu ( Zizyphus sativaMill), thuộc họ Táo ta Rhamnaceae.

Theo Y học cổ truyền, Đại táo có vị ngọt, tính bình, không độc. Quy kinh Tỳ Vị.

Đại táo có tác dụng an thần, bổ Tỳ Vị. Thường được sử dụng trong các bài thuốc bổ, kiện Tỳ, dưỡng tâm an thần. Hoặc được sử dụng như một vị thuốc Sứ trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Y học hiện đại cũng đã chứng minh Đại táo có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, an thần.

La hán quả

Là quả chín khô của cây La hán (Siraitia grosvenorii), thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae.

Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc. Quy kinh Phế, Đại trường.

Có tác dụng  nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Đặc biệt, la hán quả có vị ngọt cao hơn đường mía 300 lần rất thích hợp dùng làm thức uống cho người bệnh tiểu đường, béo phì…

Các dược liệu Cúc hoa vàng, Hoa hòe, Đại táo và La hán quả khi được phối hợp với Linh chi để chế biến thành trà đều được xử lý và sơ chế theo nguyên tắc bào chế của Y học cổ truyền nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho trà Linh chi. Cũng như mang lại một mùi vị dễ chịu, thích hợp cho nhiều người sử dụng. Cúc hoa vàng và Hoa hòe đã được sơ chế để giảm tính mát và đồng thời làm tăng tác dụng bảo vệ gan, phục hồi chức năng gan, giải độc gan và các bệnh lý về tim mạch. Đại táo có tác dụng hỗ trợ, điều hòa tác dụng của bài thuốc cũng như làm tăng tác dụng trên đường tiêu hóa và tác dụng an thần của Linh chi. La hán quả được sử dụng làm chất điều vị, tạo vị ngọt thanh tự nhiên và thích hợp cho mọi đối tượng kể cả bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân béo phì, kiêng đường.

Với điều kiện sống như hiện nay, ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, thực phẩm bẩn… ảnh hưởng trực tiếp đến gan, gây ra các chứng bệnh nguy hiểm kể cả ung thư.  Do đó, với việc phối hợp Linh chi với Cúc hoa vàng, Hoa hòe, Đại táo và La hán quả để chế biến thành trà sử dụng hằng ngày, sẽ làm tăng tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, đây là giải pháp hữu ích cho vấn đề bảo vệ gan khỏi tác động xấu từ bên ngoài cơ thể. Từ đó sẽ giải quyết được các bệnh về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa do liên quan trực tiếp đến gan. Mặt khác, sử dụng trà giải độc gan còn giúp cải thiện các vấn đề về da như nám, mụn… giúp da mịn màng, hồng hào. Đây là một cách làm đẹp từ bên trong bằng cách thanh lọc cơ thể.

Dược Liệu Tu Mơ Rông

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *